Trang trí tết

Thi công Vẽ tranh tường đẹp

CÁCH LÀM VÀ BÀY TRÍ MÂM CƠM CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO NGÀY 23 THÁNG CHẠP HÀNG NĂM


Dù bận rộn tới đâu, hàng năm vào ngày 23 tháng chạp tất cả mọi gia đinh người Việt vẫn phải dành thời gian làm mâm cơm tiễn đưa ông Công ông Táo về Thiên Đình




Đây là một truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Ông Táo - trong quan niệm dân gian là người giữ lửa, coi sóc mọi việc trong gia đình. Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp ông sẽ lên Thiên đình báo cáo với Ngọc hoàng mọi việc trong một năm qua của gia chủ và cầu xin một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.













Mâm cỗ cúng Táo quân trong truyền thống bao gồm rất nhiều món như: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã.
Mâm cỗ mặn được sắp cúng cùng hương hoa, đèn, nến, đĩa ngũ quả tương và lễ vàng mã gồm ba bộ mũ áo, hia hài Táo quân, Tiền vàng.
Một thứ không thể thiếu trong lễ cúng tiễn ông Công ông Táo là cá chép (sống hoặc chín hoặc mã) vì cá chép được coi là phương tiện để ông Táo về trời.









Cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng. Nếu có ban thờ trong bếp thì đặt ở khu bếp, còn chưa có thì đặt gần ban thờ thần linh trong nhà.








Sau khi bày biện lễ vật xong xuôi, sắp xong mâm cơm cúng, gia chủ sẽ bật bếp, thắp hương trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Hương tàn, gia chủ hóa vàng mã, phóng sinh cá chép. Mâm cỗ mặn cúng ông Táo để gia đình và con cháu cùng thụ hưởng.

Mọi chi tiết về tư vấn dịch vụ thiết kế, trang trí đón tết vui lòng liên hệ:
Xưởng điêu khắc tại Việt Nam
Địa chỉ: 933 QL 1A P. An Phú Đông, Q12.TPHCM
Điện thoại: 0963 467 586 (Mr. Kiên)
Email: dieukhachokien@gmail.com
Website: dieukhachokien.com



Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình